Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015
tubin máy phát điện tự chế của nông dân
Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015 by Thiennguyen
Nước chính là một trong những nguồn năng lượng
vô tận, năng lượng sạch cần phải được nghiên cứu, khai thác. Việc triển khai được
hệ thống phát điện bằng nguồn năng lượng Nước công suất nhỏ, không gây ô nhiễm
môi trường, rất tiện lợi dùng trong phạm vi các gia đình hoặc khu dân cư, góp
phần tiết kiệm điện, sử dụng khi mất điện; cũng rất phù hợp với vùng hải đảo,
ven biển, vùng dân cư thưa thớt, vùng núi chưa có hệ thống điện lưới.
Vì thế Anh Vương Ngọc Bửu Sơn đã là người tiên phong của sóc Tà Cố, xã Long Tân
(Bù Gia Mập) biết lợi dụng sức nước để tạo ra nguồn điện. Chỉ tay lên ba cái cầu
dao điện, anh Sơn nói: “Mỗi cầu dao là của một loại điện năng khác nhau: Điện
lưới quốc gia Máy
phát điện công nghiệp chạy bằng sức nước
và điện năng lượng mặt trời. Cả ba loại điện năng này đều hoạt động rất
hiệu quả”.
Anh Bửu Sơn giới thiệu tua-bin phát điện do chính tay anh làm |
Anh Sơn kể lại: “Năm 1994, tôi theo gia đình từ Gò Công, Tiền
Giang lên sóc Tà Cố, xã Long Tân lập nghiệp. Những ngày đầu khó khăn, thiếu thốn
trăm bề, khổ nhất là không có điện thắp sáng”. Trăn trở với khó khăn này, anh
Sơn quan sát địa hình nơi đây thuận lợi để làm điện từ sức nước. Đặc biệt là
vào mùa mưa, mực nước ở các con sông, suối dâng cao, dòng chảy mạnh, làm thủy
điện sẽ rất hiệu quả. Tạo được máy phát điện
giá rẻ
Năm 1999, anh Sơn lặn lội về tỉnh Khánh Hòa học hỏi mô hình
tự làm thủy điện. Trong quá trình “đi tìm ánh sáng” đã không ít lần anh thất bại.
Sau một năm học hỏi qua sách vở và ứng dụng, công sức của anh đã được đền đáp.
Năm 2000, mô hình máy phát điện do anh sáng chế đi vào hoạt động. Kinh phí cho
mỗi tua-bin phát điện hoàn chỉnh chỉ với 1 triệu đồng, dễ làm mà hiệu quả, đủ
cung cấp điện sinh hoạt trong gia đình và một số hộ xung quanh.
Bà Thị Gái, hộ dân được kéo điện trực tiếp từ nhà anh Sơn
cho biết: “Được anh Sơn giúp đỡ, con cái tôi có điện để học hành, buổi tối cả
nhà quây quần xem tivi vui lắm!”.
Thành công với mô hình máy phát điện thủ công, anh Sơn còn
nhiệt tình hướng dẫn những hộ dân sống gần khu vực suối làm theo cách của mình.
Đến nay, trong thôn đã có 6 hộ thành công với cách làm này. Ông Điểu Ngôn hào hứng:
“Nhờ học cách làm thủy điện của anh Sơn mà cuộc sống gia đình tôi có nhiều thay
đổi”. Anh được người dân ở đây trìu mến gọi với cái tên “Sơn ánh sáng”.
Niềm đam mê với ánh sáng của anh Sơn không dừng lại ở đó.
Vào mùa khô, khi mực nước xuống thấp, thủy điện không hoạt động được, anh lại
mày mò nghiên cứu, lắp đặt, sử dụng nguồn điện từ năng lượng mặt trời.
Giờ đây khi điện lưới đã kéo vào tận sóc nhưng gia đình anh
vẫn quen xài “điện nhà”, một mặt để tiết kiệm cho điện lưới quốc gia, mặt khác
tiết kiệm chi phí cho gia đình. Công suất 60kW một tháng, với lượng điện năng
này, một hộ gia đình ở nông thôn đủ thắp sáng.
Xem thêm máy
phát điện 3 pha tự chế
Tags:
khoa-hoc-cong-nghe
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 Responses to “tubin máy phát điện tự chế của nông dân”
Đăng nhận xét