Danh sách bài viết

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Công dụng nước hoa hồng cho phụ nữ

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015 - 1 Comment

Nước hoa hồng có nhiều công dụng tốt cho da và tóc. sao đây là một số phương pháp chọn hoa hồng và làm nước hòa hồng cho da nhờn. Giúp bạn giải quyết một số vấn đề về da mặt

nước hoa hồng
Nước hoa hồng

1. Nước hoa hồng có công dụng gì?

Nhiều người cho rằng, các sản phẩm sữa rửa mặt có thể loại sạch hoàn toàn bụi bẩn trên da, do đó việc sử dụng nước hoa hồng trở nên không cần thiết. Tuy nhiên, nếu biết được lợi ích thực sự của nước hoa hồng, chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ lại.
Làm sáng da: Nước hoa hồng giúp tăng cường tuần hoàn máu, đồng thời cân bằng độ pH cho da. Do đó, làn da của bạn sẽ trở nên sáng hơn sau một thời gian sử dụng.
Cách chọn nước hoa hồng cho da nhờn chống mụn, trắng da
Giúp trang điểm đẹp hơn: Một trong những chức năng chính của nước hoa hồng là loại bỏ chất nhờn và bụi bẩn còn sót lại trên da mặt. Vì thế, bước làm sạch da bằng nước hoa hồng sẽ giúp cho việc trang điểm ‘chất lượng’ hơn, đồng thời giúp cho lớp trang điểm bền hơn.
Ngăn ngừa mụn hiệu quả: Nước hoa hồng giúp se khít lỗ chân lông nhờ vào các thành phần làm se da mặt, dưỡng ẩm cho da, tạo ra làn da tươi mát. Chất cồn có thể ‘giết chết’ các vi khuẩn gây mụn.

2. Hướng dẫn chọn nước hoa hồng cho da nhờn chống mụn, trắng da

Da nhờn thường gặp khó khăn trong việc chăm sóc, chính vì vậy cần lựa chọn những loại mỹ phẩm tốt giúp hút dầu mà vẫn dưỡng ẩm cho da. Hãy cùng tìm hiểu các loại nước hoa hồng dành cho da nhờn tốt, hiệu quả.
Nước hoa hồng có chức năng làm sạch tạp chất, bụi bẩn bám trên da mặt, đồng thời loại bỏ chất dầu, nhờn, giúp ngăn ngừa tối đa sự xuất hiện mụn. Nước hoa hồng được chia thành ba loại, tùy vào nồng độ cồn có trong các sản phẩm:
– Nồng độ cồn dưới 10%: phù hợp với làn da khô.
– Nồng độ cồn trên 20%: phù hợp với hầu hết các loại da.
– Nồng độ cồn trên 60%: đặc biệt dành cho làn da nhờn.
Đối với da dầu. Các sản phẩm tăng cường se lỗ chân lông được khuyến khích sử dụng.
Đối với da có mụn. Nên sử dụng các sản phẩm có chứa axít salicylic dưới 2%, bởi các sản phẩm làm se lỗ chân lông có thể tạo tác dụng ngược. Tránh dùng nước hoa hồng cho vùng mắt.

3. Cách làm nước hoa hồng từ hoa hồng tươi bằng phương pháp cách thủy

Hoa hồng đã được tinh chế thành dạng dung dịch, cái mà ta gọi là nước hoa hồng hiện nay để giữ ẩm cho da, tẩy tế bào chết giúp sáng da, làm se lỗ chân lông, ngăn ngừa dầu, ngăn ngừa nếp nhăn ở cổ…
Nước hoa hồng cũng rất lành tính nên có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, nó có khả năng giúp da cân bằng độ ẩm, chống viêm nhiễm khiến mụn sưng tấy dần xẹp bớt và biến mất. không chỉ thế, mùi hương dịu nhẹ cùng cảm giác mát dịu còn lưu lại trên da sẽ giúp bạn giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi.
Nguyên liệu làm nước hoa hồng
– Cần 10-20 bông hồng, chú ý chọn hoa hồng sạch tại các vườn và phải là hoa hồng tươi vừa cắt, không bị dập nát cánh
– Dụng cụ để đun nước hoa hồng
Để tạo ra dung dịch nước hoa hồng sẽ có hai cách chính, Meohay sẽ đưa ra cả hai cách để các bạn cùng tham khảo nhé.
Dụng cụ cần thiết
– Một chiếc nồi và một chiếc tô lớn chịu được nhiệt
– Một cái ray hoặc vải mùng dùng để lược cánh hoa sau khi đun.
Cách làm
– Trước tiên tách lấy phần cánh hoa, cho vào chậu rửa thật sạch rồi ngâm vào nước muối từ 10-15 phút hoặc ngâm trong nước vo gạo để sát trùng và loại bỏ thuốc trừ sâu.
Sau khi hoa đã vớt ra và để ráo thì cho vào một cái tô sành hoặc thủy tinh cùng với 200-250 ml nước.
– Đặt tô cánh hoa vào nồi chịu nhiệt, đổ nước vào (chú ý: Lượng nước cách miệng tô chừng 3 cm để tránh cho nước tràn vào tô, cũng không nên cho quá ít nước vì trong quá trình chứng cất có thể làm cạn hết nước dẫn đến hỏng nồi.
– Bắc nồi lên bếp đun với ngọn lửa thật nhỏ, không để cho nước sôi. Nhiều người thường không chú ý đến công đoạn này và để ngọn lửa rất to, như vậy sẽ làm mất đi tinh chất hoa hồng. Cứ đun như vậy trong vòng 45-60 phút, quan sát sẽ thấy nước đổi màu (từ cánh hoa) và xuất hiện một lớp tinh dầu mỏng ở trên miệng tô. Chú ý khi đun bạn nên canh chừng cẩn thận, tránh để nồi cạn nước.
– Khi đã đủ thời gian thì tắt bếp và để dung dịch cho nguội, tiếp đó dùng cái ray lược lấy nước trong tô ra cho vào chai đậy nắp lại, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần

Xem thêm: công dụng tinh dầu dừa



Nhật bản phát hiện cách truyền tải điện ko dây

Các nhà khoa học Nhật Bản lần đầu tiên truyền tải thành công năng lượng điện đến một mục tiêu bằng sóng vi ba.

Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật (JAXA) sử dụng sóng vi ba và truyền tải 1,8 kilowatt điện qua không khí đến một mục tiêu ở cách xa 55 m.
"Đây là lần đầu tiên con người có thể truyền tải gần hai kilowatt điện qua sóng vi ba đến một mục tiêu nhỏ, sử dụng thiết bị điều khiển định hướng",AFP hôm qua dẫn lời người phát ngôn của JAXA nói.

Tag: máy phát điện nhập khẩu , Phân phối máy phát điện,

 
điện duy chuyển không dây
Dù năng lượng chỉ đủ đun sôi một ấm đun nước và khoảng cách không lớn,  thành công này được coi như một bước nhảy vọt trong việc phát triển các nguồn năng lượng mới. Các nhà khoa học nhận định, thí nghiệm có thể mở đường cho hoạt động khai thác nguồn năng lượng Mặt Trời vô tận trong không gian và truyền về Trái Đất.
Theo RT, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và các vệ tinh khác có thể thu nhận năng lượng Mặt Trời và sử dụng nó để duy trì hoạt động. Lợi ích nguồn này là khả năng cung cấp vĩnh viễn trong mọi điều kiện thời tiết hay thời gian trong ngày.
Trong nhiều năm qua, JAXA đã nghiên cứu dự án SSPS với mục tiêu xây dựng một nhà máy cung cấp năng lượng bằng cách thu thập ánh sáng Mặt Trời trong quỹ đạo địa tĩnh. SSPS sẽ truyền sóng vi ba từ độ cao 36.000 km đến một bề mặt phẳng có đường kính ba km.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết họ cần xử lý nhiều thách thức về mặt công nghệ trước khi SSPS hoàn thành. Theo người đứng đầu nghiên cứu Yasuyuki Fukumuro, dự án có thể thực hiện khoảng năm 2040.


Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Cách sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015 - 0 Comments

Thực hiện chủ trương của chính phủ  triển khai chương trình tiết kiệm điện. Nhầm cải thiện môi trường và nâng cao hạ tầng điện quốc gia

 Của hàng bán máy phát điện  xin trình bày một vài hướng dẫn mang tính khoa học thường thức giúp bạn tiết kiệm điện khi dùng các đồ điện trong nhà.
Tủ lạnh:
Hạn chế việc mở tủ trừ trường hợp thật cần thiết vì bạn càng mở nhiều thì bạn càng phải trả tiền điện nhiều. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế độ từ 3 - 6 độ C, còn đối với chế độ đông lạnh thì để ở mức từ âm 15 -> âm 18 độ C. Cứ lạnh hơn 10 độ C là thêm 25% điện năng tiêu hao. Chú ý kiểm tra gioăng cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều.
Máy điều hoà nhiệt độ:
Hãy để nhiệt độ mức trên 25 độ C. Cứ cao hơn 10 độ C là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng, thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Không nên đặt máy ở gần tường, như vậy sẽ tiêu phí từ 20 - 25% điện năng. Nếu bạn vắng nhà trong khoảng 1h đồng hồ thì tốt nhất là nên tắt máy điều hòa đi.
Quạt:
Không nên để quạt chạy ở tốc độ quá cao, như vậy sẽ rất tốn điện. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng. Đặt quạt chạy ở chế độ vừa phải, cánh quạt càng quay nhanh bạn càng phải trả nhiều tiền điện.
Máy tính:
Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (ScreenSave) để vừa đỡ tốn điện vừa bảo vệ được máy. Chọn chế độ tiết kiệm điện sẽ giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy (downtime).
Bóng điện:
Nên quét vôi hoặc lăn tường bằng màu sáng vì chỉ cần bật ít ðèn mà nhà vấn sáng do có sự phản xạ ánh sáng của tường nhà. Do đó bạn sẽ giảm được lượng bóng điện trong nhà. Mặt khác bạn nên dùng loại bóng có chức năng tiết kiệm điện năng như đèn Compact, đèn tuýp gầy.
Sử dụng máy phát điện gia đình chạy bằng nguyên liệu có sẳn như: biogas…
Máy phát điện dân dụng

Bàn là:
Không là quần áo còn ướt, không là quần áo trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động có hiệu quả hơn.
Máy giặt:
Chỉ sử dụng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết.
Lò vi sóng:
Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà nhiệt độ và không nên đặt gần các đồ điện khác, nếu đặt quá gần thì quá trình hoạt động của lò vi sóng sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.
Máy bơm:
Khi dùng máy bơm nhớ vặn chặt các van nước bởi vì rò rỉ nước sẽ làm máy bơm hoạt động gây tốn điện không cần thiết. Các van ở đường ống nên thường xuyên bảo trì.
Ti vi:
Không nên để màn hình ở chế độ sáng quá vì như vậy sẽ rất tốn điện. Không nên tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy. Không xem ti vi khi đang nối với đầu Video. Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti vi càng to càng tốn điện.
Dưới đây là những con số bạn nên biết để xem lượng điện năng mình sử dụng mỗi tháng:
- Nếu bật/tắt TV 21 inch có công suất 220W trong 4h/ngày và tắt nó bằng điều khiển từ xa thì điện năng tiêu hao là 5,4kWh/tháng.
- Nếu tắt điều hoà 12.000BTU sớm hơn thường lệ 1h thì bạn tiết kiệm được 21kWh/tháng.
- Nếu bạn bật/tắt một chiếc quạt 40W 5h/ngày với tốc độ cao nhất thì bạn phải trả thêm khoảng 2kWh/tháng nếu so sánh quạt chạy ở mức độ thấp nhất.
- Nếu bạn sử dụng một chiếc bàn là 750kW 10h/tuần thì số điện bạn phải trả là 30kWh/tháng.
- Nếu bật mở radio trong 3h bạn mất 1,35kWh/tháng.
- Dùng máy tính có màn hình 17 inch 120W 20h/tuần thì số điện bạn phải trả là 9,5kWh/tháng.
Xem thêm: phân phối máy phát điện chạy bằng biogas


Nâng cao hạ tầng điện khu vực vùng sâu vùng xa

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn, miền núi vùng sâu, vùng xa và hải đảo, điện lực có vai trò quan trọng và là nhân tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân.

Những năm qua, Ðảng và Nhà nước luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống điện ở khu vực nông thôn, góp phần thay đổi tập quán và quy mô canh tác, thâm canh, tăng năng suất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

Hiệu quả bước đầu

Theo Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN), hết năm 2011, cả nước đã có thêm 1,6 triệu hộ dân có điện phục vụ đời sống và sản xuất kinh doanh. Tính đến đầu năm 2012, 100% số huyện, 98,84% số xã, 97,38% số hộ dân trong cả nước đã có điện. Việt Nam đang nằm trong nhóm đầu của châu Á về điện khí hóa nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Ðến thời điểm này, EVN đã bán điện trực tiếp đến hộ dân nông thôn tại hơn 7.310 xã (chiếm 81,32% số xã có điện), hơn 12,56 triệu hộ dân nông thôn mua điện trực tiếp từ điện lực (chiếm 80,18% số hộ dân nông thôn) sử dụng điện cùng một giá như người dân đô thị.
Theo đánh giá của Bộ Công thương và Ngân hàng Thế giới (WB), quá trình điện khí hóa nông thôn ở Việt Nam đã đóng góp khoảng 30 đến 40% vào việc phát triển kinh tế cho khu vực này. Hàng loạt xây dựng máy phát điện công nghiêp cho các thôn, buôn ở Tây Nguyên, đồng bào Khmer ở Trà Vinh và Sóc Trăng với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đã đem lại hiệu quả thiết thực. Nhờ có điện, cuộc sống của đồng bào dân tộc ở các xã Ia Ka, (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), xã Ðác Năng (TP Kon Tum), Ðác Kan (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum)... đã thay đổi rõ rệt: đào giếng và sắm máy bơm tưới vườn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư cây cao-su, cà-phê năng suất cao, đầu tư cơ sở chế biến nông sản, cải thiện rõ rệt thu nhập, xóa đói, giảm nghèo; sắm các thiết bị điện, trang bị ti-vi, đài... tiếp thu các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, kiến thức trong sản xuất, góp phần nâng cao dân trí. Hiện, tỷ lệ người dân Khmer sử dụng điện ở tỉnh Sóc Trăng đạt hơn 80%. Cũng nhờ được sử dụng điện lưới, nông dân ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang đã áp dụng ngay vào sản xuất, như thắp đèn để "kích" thanh long ra trái vụ, tạo thu nhập lớn...
Ðối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (CTNTM), trong gần ba năm qua, cùng với các yếu tố hạ tầng khác, ngành điện đã hoàn thành chỉ tiêu, 11/11 xã thí điểm chương trình NTM (theo chỉ đạo của Ban Bí thư T.Ư Ðảng) tại Hà Nội và các tỉnh Ðiện Biên, Bắc Giang, Nam Ðịnh, Hà Tĩnh, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Kiên Giang, Bình Phước, Lâm Ðồng đã đạt tiêu chí về điện. Ngày 16-4-2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QÐ-TTg đề cập 19 tiêu chí đạt tiêu chuẩn NTM, trong đó, nêu rõ tiêu chí số 4 là hệ thống điện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt trung bình từ 98% trở lên. Theo EVN, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên tại 11 xã thí điểm bình quân đạt 99,51% (32.176/32.334 hộ), vượt chỉ tiêu quy định 1,51%.
Lưới điện nông thôn (ÐNT) tại 11 xã thí điểm phần lớn được xây dựng từ 20 đến 30 năm trước và do các tổ chức quản lý điện nông thôn tại các địa phương thành lập để quản lý kinh doanh bán điện đến hộ dân nông thôn. Do việc xây dựng tự phát, chắp vá, nguồn vốn hạn hẹp cho nên hầu hết không theo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn. Quá trình vận hành, khai thác sử dụng lưới điện hầu như không được sửa chữa, nâng cấp, cho nên lưới điện xuống cấp, mất an toàn, chất lượng điện không bảo đảm. Có nơi, điện áp cuối nguồn xuống dưới 100V, làm tổn thất điện năng của lưới điện hạ áp nông thôn rất cao. Khi ngành điện tiếp nhận, rất ít xã có tỷ lệ tổn thất điện năng dưới 20%, thậm chí có nơi lên tới 40 đến 45%. Thực hiện chương trình, hầu hết các xã đã bàn giao hệ thống lưới điện cho ngành điện quản lý, bán điện trực tiếp đến hộ sử dụng và để ngành điện có điều kiện đầu tư, cải tạo nâng cấp các trạm biến áp, trục hạ thế, thay thế đồng hồ đo điện đồng nhất, đạt tiêu chuẩn. EVN đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp Ban chỉ đạo CTNTM của các địa phương khảo sát, lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện và bố trí nguồn vốn thực hiện.
Điện sản xuất đến với người dân

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện tại 11 xã này đã được ngành điện đầu tư nâng cấp, cải tạo theo các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm đạt yêu cầu của tiêu chí. Ðối với vùng trung du và miền núi phía bắc, chỉ tiêu đặt ra phải đạt 95% tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên đã được  bảo đảm, có xã như Thanh Chăn (huyện Ðiện Biên, tỉnh Ðiện Biên) và Tân Thịnh (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) đã đạt 100%. Các vùng khác là đồng bằng sông Hồng, Ðông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long hầu hết đạt từ 98 đến 100%.

Nguồn vốn là quyết định

Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với việc hoàn thành tiêu chí điện nông thôn vẫn là vốn. Theo Quyết định số 800/QÐ-TTg ngày 4-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt CTNTM giai đoạn 2010-2020 đã xác định: đến năm 2015: 20% số xã đạt chuẩn NTM; năm 2020: 50% số xã đạt chuẩn NTM. Trong đó, đến năm 2015, có ít nhất 85% số xã đạt chuẩn NTM về tiêu chí điện, năm 2020 đạt 95%. Ðây là giai đoạn phấn đấu quyết liệt và cần số vốn đầu tư rất lớn cho việc hiện đại hóa lưới điện hạ áp nông thôn (LÐHANT). Do vậy, Chính phủ và các bộ, ngành cần có cơ chế, hướng dẫn huy động vốn theo phương châm "Nhà nước và nhân dân, T.Ư và địa phương cùng làm". Ðặc biệt, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách, vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi trong nước giao cho EVN thực hiện nâng cấp cải tạo lưới điện, nhằm bảo đảm phục vụ tốt yêu cầu cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất của các xã xây dựng NTM.
Theo Phó trưởng Ban Kinh doanh EVN Lê Văn Chuyển, việc đầu tư cho một xã đồng bằng đạt tiêu chí NTM về điện, Nhà nước phải đầu tư trung bình từ 5 đến 10 tỷ đồng. Ðối với địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, con số này còn cao hơn nhiều. Thậm chí, cá biệt có địa bàn vùng xa, dân cư sống không tập trung, theo tính toán của đơn vị tư vấn, nếu đầu tư lưới điện hoàn chỉnh thì suất đầu tư cho một hộ có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Hơn nữa, những hộ ở khu vực này chủ yếu là hộ nghèo, khó khăn, lượng điện năng sử dụng trung bình thấp (chưa đến 30kW giờ/tháng theo khảo sát của WB), điều kiện địa hình phức tạp, đường điện kéo dài, tổn thất điện năng lớn, suất đầu tư cho một hộ từ lưới điện quốc gia quá lớn so mức bình quân chung (15 đến 20 triệu đồng/hộ), hiệu quả không cao. Do đó, ngành điện cần phối hợp với ban chỉ đạo các địa phương trong việc quy hoạch khu vực dân cư, hoặc nghiên cứu đầu tư để các hộ dân tại những "vùng lõm" sử dụng các dạng năng lượng mới và năng lượng tái tạo như thủy điện nhỏ (dưới 10MW), máy phát điện gia đình  điện mặt trời, điện gió... để giải quyết nguồn điện tại chỗ. Chuyên gia WB từng nêu thí dụ về hiệu quả đầu tư thủy điện nhỏ không nối lưới một số nơi ở Mường Tè (Lai Châu) chỉ với suất đầu tư từ 700 đến 1.000 USD/hộ.
Các tỉnh, thành phố dành một phần ngân sách địa phương, đồng thời huy động các nguồn lực khác để phối hợp các tổng công ty/công ty điện lực triển khai hoàn thành mục tiêu của tiêu chí ÐNT. Vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện tiêu chí số 4 như: đóng góp đền bù, tự giải phóng mặt bằng khi đầu tư các công trình điện, tham gia thực hiện và bảo vệ hành lang lưới điện, các công trình điện; đầu tư hệ thống điện gia đình và sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất bảo đảm an toàn. Ðối với các xã đạt tỷ lệ số hộ sử dụng điện, EVN cần tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lập đề án, ưu tiên bố trí nguồn vốn phù hợp để cải tạo, nâng cấp, nâng cao chất lượng điện năng.
Các tỉnh, thành cần dựa vào đề án tổng thể của địa phương về quy hoạch hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... theo các tiêu chí mà Chính phủ quy định, để có kế hoạch hành động đồng bộ xây dựng hệ thống cung cấp điện phù hợp, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu điện với chất lượng ổn định, an toàn, đồng thời tránh lãng phí nguồn điện.
Ðể thúc đẩy xây dựng NTM, việc đẩy nhanh quá trình tiếp nhận LÐHANT là một phần rất quan trọng. Tuy nhiên, một vài địa phương bằng cách này hay cách khác đã bày tỏ sự ủng hộ và hậu thuẫn cho sự tồn tại và phát triển của các tổ chức ÐNT và cho rằng các tổ chức này đang hoạt động ổn định, mang lại lợi nhuận. Tại các tỉnh An Giang, Trà Vinh và Bình Thuận các tổ chức ÐNT địa phương đang hưởng lợi từ cơ chế giá điện (ngành điện lỗ, mà hộ dân nông thôn cũng không được hưởng trợ giá của Chính phủ) cho nên chưa bàn giao. Một số HTX kinh doanh ÐNT, công ty cổ phần,... đang kinh doanh có lãi (do được thụ hưởng chênh lệch giá điện quá lớn) cương quyết không chịu bàn giao lưới điện, mặc dù đã có chủ trương của lãnh đạo tỉnh, huyện nhưng họ cho rằng đang kinh doanh theo đúng pháp luật hiện hành. Ðó là những lý do cản trở quá trình tiếp nhận LÐHANT cũng như quá trình xây dựng NTM.
Cùng với các biện pháp nêu trên thì các cấp, các ngành và địa phương cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành hiểu rõ, nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của CTNTM... Từ đó huy động được sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội cùng tham gia xây dựng NTM.
Việt Nam đang tiến gần tới đích 100% số hộ dân nông thôn có điện. Mục tiêu xây dựng NTM, nhất là hoàn thành tiêu chí về điện chỉ đạt được khi có sự chung tay nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, sự huy động và kết hợp nhiều nguồn lực.


Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Hướng dẫn sử dụng máy phát điện an toàn và hiệu quả

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015 - 0 Comments

Tại sao phải sử dủng máy phát điện đúng cách?
 Máy phát điện là một sản phẩm biến đổi cơ năng thành điện năng với mức điện thế lớn. Vì thế chúng ta cần sử dụng 1 cách an toàn. Sau đây chúng tôi chia sẻ số cách trình sử dụng máy phát điện đúng cách.

Những điều lưu ý trước khi sử dụng máy phát điện dân dụng


Trước khi sử dụng máy phát điện chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ dầu máy, dầu nhớt.


Khi máy phát điện hoạt động ,nghe thấy tiếng máy nổ khác thường và điện yếu thì điều chỉnh le gió (trước khi điều chỉnh phải tắt nguồn điện). Để đảm bảo an toàn, thì tuyệt đối không được vận hành máy dưới trời mưa và không được chạm tay ướt vào dây điện. Khi máy phát điện hoạt động phải có dây tiếp đất và không được đặt nơi kín hay không thông gió.
  
máy phát điện
Máy phát điện giá rẻ

Đảm bảo khi sử dụng máy phát điện


Không được đặt máy phát điện trong đường hầm hay tầng hầm. Khi đang đổ nhiên liệu vào máy người vận hành không được hút thuốc để tránh xảy ra tình trạng cháy nổ, đồng thời cũng không được đặt máy gần nơi đang có ngọn lửa, đặt cách xa bếp đun từ 1,5 – 2 mét để đảm bảo an toàn.


Khởi động máy phát điện như thế nào?


Khi bắt đầu khởi động cho chạy máy phát điện, cần đặt tay quay khởi động vào trục khởi động, xoay tay giảm áp lên phía trên rồi quay tay quay khởi động. Khi động cơ bắt đầu quay, nhớ thả tay quay mạnh hơn, máy phát điện sẽ tự khởi động. Khi máy vừa mới khởi động, tuyệt đối không được thả tay quay khởi động ngay, mà nên để tay quay tự tách ra khi máy đã khởi động xong.


Trong lúc máy phát điện chạy ta cần kiểm tra bóng báo nhớt. Nếu bóng báo nhớt vẫn còn màu đó hay bộ lọc gió bốc khói, phải cho động cơ ngừng hoạt động ngay. Cho động cơ chạy không tải từ 4 – 5 phút để bôi trơn đầy đủ các bộ phận trong động cơ trước khi bắt đầu kéo tải.


Sử dụng máy phát điện gia đình đúng cách



Sử dụng đúng cách máy phát điện là đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình bạn . Không để máy phát điện chạy trong gara, nhà để xe, tầng hầm hoặc nơi khó lưu thông không khí vì carbon monoxite phát thải ra có thể dẫn đến ngộ độc. Chỉ vận hành thiết bị khi đặt chúng ở nơi khô ráo, bằng phẳng. Không vận hành khi máy có dấu hiệu ẩm ướt do tác động từ bên ngoài.

Xem chi tiết tại Công ty máy phát điện



Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

tubin máy phát điện tự chế của nông dân

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015 - 0 Comments

Nước chính là một trong những nguồn năng lượng vô tận, năng lượng sạch cần phải được nghiên cứu, khai thác. Việc triển khai được hệ thống phát điện bằng nguồn năng lượng Nước công suất nhỏ, không gây ô nhiễm môi trường, rất tiện lợi dùng trong phạm vi các gia đình hoặc khu dân cư, góp phần tiết kiệm điện, sử dụng khi mất điện; cũng rất phù hợp với vùng hải đảo, ven biển, vùng dân cư thưa thớt, vùng núi chưa có hệ thống điện lưới.
Vì thế Anh Vương Ngọc Bửu Sơn đã  là người tiên phong của sóc Tà Cố, xã Long Tân (Bù Gia Mập) biết lợi dụng sức nước để tạo ra nguồn điện. Chỉ tay lên ba cái cầu dao điện, anh Sơn nói: “Mỗi cầu dao là của một loại điện năng khác nhau: Điện lưới quốc gia Máy phát điện công nghiệp chạy bằng sức nước  và điện năng lượng mặt trời. Cả ba loại điện năng này đều hoạt động rất hiệu quả”.

Anh Bửu Sơn giới thiệu tua-bin phát điện do chính tay anh làm


Anh Sơn kể lại: “Năm 1994, tôi theo gia đình từ Gò Công, Tiền Giang lên sóc Tà Cố, xã Long Tân lập nghiệp. Những ngày đầu khó khăn, thiếu thốn trăm bề, khổ nhất là không có điện thắp sáng”. Trăn trở với khó khăn này, anh Sơn quan sát địa hình nơi đây thuận lợi để làm điện từ sức nước. Đặc biệt là vào mùa mưa, mực nước ở các con sông, suối dâng cao, dòng chảy mạnh, làm thủy điện sẽ rất hiệu quả. Tạo được máy phát điện giá rẻ
Năm 1999, anh Sơn lặn lội về tỉnh Khánh Hòa học hỏi mô hình tự làm thủy điện. Trong quá trình “đi tìm ánh sáng” đã không ít lần anh thất bại. Sau một năm học hỏi qua sách vở và ứng dụng, công sức của anh đã được đền đáp. Năm 2000, mô hình máy phát điện do anh sáng chế đi vào hoạt động. Kinh phí cho mỗi tua-bin phát điện hoàn chỉnh chỉ với 1 triệu đồng, dễ làm mà hiệu quả, đủ cung cấp điện sinh hoạt trong gia đình và một số hộ xung quanh.
Bà Thị Gái, hộ dân được kéo điện trực tiếp từ nhà anh Sơn cho biết: “Được anh Sơn giúp đỡ, con cái tôi có điện để học hành, buổi tối cả nhà quây quần xem tivi vui lắm!”.
Thành công với mô hình máy phát điện thủ công, anh Sơn còn nhiệt tình hướng dẫn những hộ dân sống gần khu vực suối làm theo cách của mình. Đến nay, trong thôn đã có 6 hộ thành công với cách làm này. Ông Điểu Ngôn hào hứng: “Nhờ học cách làm thủy điện của anh Sơn mà cuộc sống gia đình tôi có nhiều thay đổi”. Anh được người dân ở đây trìu mến gọi với cái tên “Sơn ánh sáng”.
Niềm đam mê với ánh sáng của anh Sơn không dừng lại ở đó. Vào mùa khô, khi mực nước xuống thấp, thủy điện không hoạt động được, anh lại mày mò nghiên cứu, lắp đặt, sử dụng nguồn điện từ năng lượng mặt trời.
Giờ đây khi điện lưới đã kéo vào tận sóc nhưng gia đình anh vẫn quen xài “điện nhà”, một mặt để tiết kiệm cho điện lưới quốc gia, mặt khác tiết kiệm chi phí cho gia đình. Công suất 60kW một tháng, với lượng điện năng này, một hộ gia đình ở nông thôn đủ thắp sáng.

Xem thêm máy phát điện 3 pha tự chế

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

Hướng dẫn mua máy phát điện dân dụng

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015 - 1 Comment




Để mua máy phát điện dân dụng  trước hết bạn phải xác định được nhu cầu sử dụng điện và xây dựng được công xuất tiêu thụ điện của mình :
1. Nếu sử dụng đèn, quạt : nên chọn máy phát điện dân dụng khoảng 1KW (có thể sử dụng thêm các thiết bị khác như nồi cơm) đảm bảo nhu cầu thiết yếu khi mất điện.
2. Nếu gia đình nào chạy điều hòa thì tùy thuộc vào công suất điều hòa để xác định được công xuất tiêu thụ điện
Máy phát điện có 2 thông số công suất:
Khi chọn máy theo trường hợp 1 (tức là chỉ sử dụng đồ gia dụng thiết yếu) thì chọn công suất làm việc lâu dài (công suất làm việc).
Khi chọn máy theo trường hợp 2 (tức là ngoài những đồ thiết yếu ra còn có thêm điều hòa, máy bơm…) thì chọn công suất lớn nhất ( để đảm bảo được dòng mở máy cho phép.
VD: Máy điều hòa 9000BTU có công suất 850W thì chọn máy phát có công suất max khoảng (2.5-3)*850W = 2.2KW – 2.6kW là được.
- Máy phát còn một thông số quan trọng nữa cần chọn đó là độ ồn: nên chọn loại có độ ồn < 70dB.
Song điều quan trọng chính là các bạn đừng sính đồ đắt tiền mà chọn hàng nhập khẩu đồng bộ. Bạn có thể chọn mua dòng máy phát điện của HYUNDAI, ELEMAX, HONDA có linh kiện, vật tư giá thành tốt mà chất lượng , Chất lượng đảm bảo . Nếu là hàng chính Hãng thì chắc chắn bạn không mua phải máy dán nhãn 2.7kW song thực tế chỉ phát được 2.0KW.
Chúng tôi cũng bổ sung thêm về các con số trên máy phát điện: Thường máy sẽ ghi là KVA cái này thông thường nhân với hệ số nữa mới ra KW, mà hệ số thì luôn luôn bé hơn 1, thường 0.6 -0.8, tùy theo tải là loại gì. Ở một số các cửa hàng, bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ họ hay nhập nhèm KVA và KW, trong khi đồ dùng chỉ tính W hay KW.
Ngoài ra các loại máy phát điện dân dụng  không chính hãng thường tự in số KVA hay KW lớn hơn công suất thực. Hàng trôi nổi trên thị trường thậm chí còn dập trên thân máy gấp 1,5 lần.
Chúng tôi khuyên người tiêu dùng: mua máy nhỏ vừa đủ chạy quạt, chiếu sáng và TV thôi, không nhất thiết chạy điều hòa vì lý do kinh tế và độ ồn.


3. Nên chọn mua máy phát nào
Nếu khả năng tài chính cho phép, bạn nên chọn máy phát điện dân dụng của hãng có tên tuổi như ELEMAX, HONDA, Nếu tài chính của bạn ở mực độ vừa phải, bạn có thể tham khảo giá của HYUNDAI , KAMA  . Máy phát điện là thứ đắt tiền (cả chi phí ban đầu lẫn chi phí vận hành, bảo trì), phức tạp và chỉ thu hồi được tiền đầu tư sau nhiều năm;nếu ham rẻ một chút có thể phải trả giá đắt sau này.Nếu tài chính rất eo hẹp không thể mua được, bạn nên mua cái gọi là “kích điện” – kích từ điện ắc quy thành điện 220V. Có loại rẻ, có loại vừa, có loại đắt. Loại kích điện tốt cũng không rẻ, nhưng ít nhất chi phí vận hành vẫn thấp hơn máy phát điện chạy dầu và sẽ bền nếu bảo trì ắc-quy đúng cách. Cách tính công suất máy phát
Công suất sử dụng = Công suất máy phát *Hệ số công suất = 0,8 .Đừng tin cái mác 0,95 in trên máy phát – đó là hệ số công suất lý tưởng khi máy phát chạy với tải thuần điện trở (bóng đèn, máy sưởi …); thực tế hệ số công suất nhỏ hơn nhiều do các tải ở gia đình là tải điện cảm.
Công suất sử dụng: cộng công suất tất cả những thiết bị muốn chạy đồng thời tại cùng một thời điểm.Công suất máy phát = Công suất sử dụng / Hệ số công suất luôn luôn : Công suất máy phát > Công suất sử dụng (không bao giờ bằng hoặc nhỏ hơn, sẽ gây quá tải máy phát).
Nếu muốn an toàn thì công suất máy phát phải tính dư thêm 1,2 lần nữa.
4. Một số lưu ý khi chọn mua.
- Khi có nhu cầu mua máy phát điện dân dụng thì bạn cần liệt kê thật chi tiết các thiết bị điện cần dùng, từ đó xác định được công suất tiêu thụ tổng rồi tính công suất máy phát điện cần mua.
- Nhằm tăng tuổi thọ và độ bền cho máy phát điện, người mua máy nên chọn mua máy phát điện có công suất cao hơn công suất tiêu thụ thực tế từ 10% đến 25%.
- Khi lựa chọn máy phát điện dân dụng, khách hàng nên chú ý lựa chọn sản phẩm có giấy bảo hành và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Khi mua máy phát cho thang máy phải có thông số kỹ thuật chính xác để chọn được loại máy phù hợp.
- Khi vận hành,  máy phát điện phải được đặt ở vị trí thoáng, không ẩm ướt.
- Không đặt máy phát điện trong nhà khi vận hành nhằm tránh bị ngộ độc khí thải.
- Khi lắp đặt máy, nên nối các thiết bị cần sử dụng trực tiếp với nguồn điện của máy phát. Vì như vậy, có thể hạn chế được lượng tải sử dụng không vượt quá công suất của máy, tránh hiện tượng bị quá tải dẫn đến cháy đầu phát điện. Đồng thời, nhất thiết phải lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện hay tủ chuyển nguồn tự động (ATS), tránh cho máy bị "xông điện" khi điện lưới có trở lại đột ngột.
- Nên chọn mua máy phát điện dân dụng có thời gian hoạt động liên tục dài, vì thời gian cúp điện ở nước ta thông thường từ vài giờ đến nửa ngày.
- Một vấn đề nữa cũng đáng quan tâm, đó là đối với loại máy phát điện thường gây tiếng ồn lớn, ảnh hưởng đến gia đình có trẻ nhỏ và khu vực xung quanh. Hiện đã có một số loại có hệ thống chống ồn cực tốt khắc phục được tình trạng này, bạn nên chú ý để chọn mua.



Find Us On Facebook

Subscribe

Donec sed odio dui. Duis mollis, est non commodo luctus, nisi erat porttitor ligula, eget lacinia odio. Duis mollis

© 2013 tin nhanh, rao vặt. All rights reserved.
Designed by vietkites